(Đây là tài liệu tổng hợp được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau trên Internet với mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn người yêu công nghệ thực hành trên lĩnh vực in 3D hoàn toàn phi lợi nhuận. )
Gồm các nội dung sau:
- Giởi thiệu RAMPS 1.4
- Thêm đầu nối jump vào RAMPS 1.4
- Kết nối RAMPS 1.4 với mạch Arduini Mega 2560
- Kết nối RAMPS 1.4 với bộ nguồn
- Kết nối RAMPS 1.4 với các bộ phận điện khác của máy in 3D
Chú ý: Nên chuẩn bị đồng hồ vạn năng (đo dòng, áp, thông mạch...) và các tuavít... phù hợp để kiểm tra và thao tác
Giới thiệu RAMPS 1.4
Bộ điều khiển thông dụng nhất cho các máy in 3D Reprap gồm có:
- Mạch Arduino Mega 2560
- Mạch RAMPS 1.4
- Bộ điều khiển, hiển thị LCD 2004 hoặc Bộ điều khiển, hiển thị LCD 128*64
Bộ này điều khiển tất cả các thành phần điện của máy in 3D (động cơ bước, bàn nhiệt, đầu đùn, cảm biến... Trong đó mạch RAMPS 1.4 đóng vai trò mạch công suất và kết nối các phần tử điện với mạch Arduino Mega 2560.
Thêm đầu nối jump vào RAMPS 1.4
Các đầu nối jump (bên trong túi nhựa ảnh ở dưới) dùng để chọn chế độ điều khiển các động cơ bước (độ chính xác của động cơ bước). Để có được độ chính xác nhất (1/16 góc quay mặc định của động cơ bước), cắm 3 đầu nối jump vào mỗi điểm đánh dấu bên dưới:
Thêm đầu nối jump vào RAMPS 1.4
Các đầu nối jump (bên trong túi nhựa ảnh ở dưới) dùng để chọn chế độ điều khiển các động cơ bước (độ chính xác của động cơ bước). Để có được độ chính xác nhất (1/16 góc quay mặc định của động cơ bước), cắm 3 đầu nối jump vào mỗi điểm đánh dấu bên dưới:
Kết nối tất cả đầu pnối jump vào khu vực màu cam để chọn chế độ điều khiển chính xác nhất của động cơ bước
Kết nối RAMPS 1.4 với mạch Arduini Mega 2560
Đặt mạch RAMPS 1.4 lên trên mạch Arduino Mega 2560. Hãy chắc chắn hướng đặt bảng mạch giống như trong hình. Đầu USB của bảng mạch Mega 2560 phải ở ngay dưới khu vực “D8 D9 D10” của RAMPS 1.4.
Đặt RAMPS 1.4 lên trên mạch Mega 2560
Tiếp theo đặt môđun điều khiển động cơ bước bên trên RAMPS 1.4 shield:
Đối với môđun A4988: HÃY ĐẢM BẢO CÁC MẠCH ĐƯỢC ĐẶT ĐÚNG HƯỚNG NHƯ BÊN DƯỚI! Chiết áp (khoanh đỏ ở bức hình bên phải phía dưới) phải đặt ở hướng ngược lại với mặt “D10 D9 D8” của RAMPS 1.4.
Đối với môđun DRV8825: Hướng đặt DRV8825 phải ngược lại so với hướng của A4988 (hướng chiết áp ngược lại so với A4988).
Nếu lắp sai hướng, môđun điều khiển động cơ bước có thể bị cháy.
Khi lắp xong các môđun A4988 hoặc DRV8825, lắp miếng tản nhiệt lên trên các môđun và phải đảm bảo các miêgns tản nhiệt không chạm vào bộ phận nào khác của mođun (các môđun rất nhỏ nên hãy cẩn thận!)
Kết nối RAMPS 1.4 với bộ nguồn
Nối nguồn 12V, cường độ tối đa chịu được tổi thiểu 10A vào mạch RAMPS 1.4 theo dấu +, -như hình sau:
Giắc I dùng cho bàn nhiệt, Giắc II dùng cho các thiết bị điện khác (tách riêng 2 nguồn để đề phòng trường hợp không có nguồn công suất đủ lớn).
Nếu sử dụng chỉ 1 nguồn, có thể nối nắt các đầu dương (+) và đầu âm (-) của giắc I và II với nhau.
Kết nối RAMPS 1.4 với các bộ phận điện khác của máy in 3D
Sơ đồ kết nối các phần từ điện với RAMPS 1.4
Đầu cắm các cảm biến nhiệt độ, đầu nung bộ đùn nhựa, bàn nhiệt, không phân biệt cực (đầu nào cũng được).
Đầu cắm các quạt, Endstop cơ/quang loại có 3 dây có phân biệt cực (trước khi cắm cần kiểm tra).
So sánh đánh giá driver A4988 và DRV8825
A4988 và DRV8825 là 2 loại module điều khiển các loại động cơ bước công suất nhỏ (<2A mỗi phase).
Sau một thời gian dùng thì mình xin phép được đánh giá 2 em nó như sau:
- Dòng ra: Thì A4988 lí thuyết với con màu đỏ max là 2A nhưng thực tế nó chỉ được khoảng 1,5A thôi, còn con màu xanh lá lí thuyết là 1A nhưng thực tế dòng ra ko được như vậy, trong khi DRV8825 lên tới 2.5A . Thử nghiệm vs DRV8825 trên động cơ mình cho max dòng , động cơ chạy không giữ được luôn.(Đúng là trâu bò)
- Nhiệt độ : Con A4988 dòng ra nhỏ hơn nên mát hơn con DRV8825 là điều không phải bàn, nên các bạn dùng DRV8825 thì mình khuyên các bạn lắp thêm cho em nó cái quạt tản nhiệt để e nó sống dai hơn:D. Còn điểm nữa là DRV8825 nó ngốn dòng như thế nên khi sử dụng vs board CNC V3 các bạn nhớ chú ý đến cầu chì, xài loại này là hay đứt cầu chì lắm đó. Trước mình cũng bị một phát đứt cầu chì mà ko hiểu nguyên nhân tại sao. Mong các bạn không ai gặp phải lỗi này nữa. Còn dùng A4988 thì vô tư đi.
- Các chế độ điều khiển: A4988 chỉ điều khiển tới 1/16 bước là nhỏ nhất trong khi con DRV8825 là 1/32 bước. Tuy nhiên các bạn dùng chế độ điều khiển phân giải càng nhỏ thì tuổi thọ động cơ càng giảm.:D
- Về chân cẳng: Thì 2 con này tiện lợi như nhau, đều dễ dàng kết nối vs board CNC V3.
Hai con này khá giống nhau về tính năng phải ko?
Như vậy tùy theo ý thích của các bạn mà chọn cho phù hợp. Dùng với các động cơ nhỏ thì nên dùng A4988 cho mát và chạy êm. Còn dùng vs các loại động cơ lớn hơn thì dùng DRV8825 để đảm bảo đủ dòng cho động cơ.
Mô đun điều khiển động cơ bước DRV8825 được sử dụng thay thế cho mô đun A4988 (giống nhau về sơ đồ chân, nguyên lý điều khiển và thiết lập).
|
Sử dụng mô đun DRV8825 trên các máy in 3D và CNC mini giúp quý khách hàng cải thiện những thông số kỹ thuật của thiết bị như sau: |
Dòng cực đại cấp cho động cơ bước có thể lên tới 2.5 A |
Điều khiển bước của động cơ bước có thể xuống tới 1/32 bước. |
Mạch in 4 lớp. |
Điện trở trong của IC thấp, giảm phát nhiệt, hoạt động ổn định |
Thông số kỹ thuật:
- Dòng cực đại cấp cho động cơ: 2.5A.
- Điều khiển bước động cơ: 1; 1/2; 1/4; 1/8; 1/16; 1/32.
- Điện trở trong IC thấp, hạn chế tỏa nhiệt.
- Kích thước 1.5mm X 2mm (giống với A4988)
- Thích hợp điều khiển động cơ bước từ 8.2V ~ 45V 2.5A;
- Giao thức điều khiển số bước và chiều quay đơn giản
- Điều chỉnh dòng cực đại cấp cho động cơ dễ dàng
- Bảo vệ ngắn mạch, quá dòng, quá nhiệt…
MODE0 | MODE1 | MODE2 | Độ phân giải |
---|---|---|---|
Không | Không | Không | Full step |
Cắm | Không | Không | 1/2 step |
Không | Cắm | Không | 1/4 step |
Cắm | Cắm | Không | 1/8 step |
Không | Không | Cắm | 1/16 step |
Cắm | Không | Cắm | 1/32 step |
Không | Cắm | Cắm | 1/32 step |
Cắm | Cắm | Cắm | 1/32 step |
Chi tiết các thông số, chế độ hoạt động, cách ghép nối với vi điều khiển, quý khách vui lòng xem thêm tại đây
Nguồn tổng hợp MME,TAEVN,HSSHOP, ARDUINOVN, 3DPRINTER,C-GEN...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét