Tự động hóa

Lưu ý về tủ điện máy CNC

Tủ điện CNC

Nhận thấy group mình có rất nhiều member mới tiếp cận với CNC nên kinh nghiệm làm tủ điện CNC chưa nhiều, nhiều bạn hay làm vo, làm ẩu, cứ nghỉ đầu dây điện đúng là chạy tốt nên khi xảy ra lỗi xử lý rất mất công.

Ở đây bên minh chia sẻ 1 số kinh nghiệm mà bên mình có được trong thời gian làm tủ điện CNC, chủ yếu bàn về vấn đề bắn linh kiện và đi dây trong tủ, có chỗ nào chưa chuẩn các bác góp ý thêm vì trong group có rất nhiều người có kinh nghiệm làm tủ công nghiệp lâu năm và có bạn nào cần hỏi gì thì hỏi luôn bên dưới, trong group những người có kinh ngiệm sẽ trả lời cho

1) Tủ điện nên được chia làm 2 lớp, mỗi lớp trên 1 panel (xem ản) Lớp đàu tiên là lớp chứa các "tín hiệu điều khiển". Lớp tín hiệu điều khiển là lớp chưa các linh kiện điều khiển cho Driver động cơ, biến tần, relay..., ( các tín hiệu này thường <= 24VDC).
Lớp thứ 2 là lớp chưa các tín hiệu công suất, lớp chứa các dây tín hiệu động lực như dây động cơ, dây biến tân, biến áp.... những dây động lực này thường là điện áp cao (>=24V)
Việc bố trí linh kiện điện theo 2 lớp thế này rất hữu ích cho việc đi dây, để dây tín hiệu điều khiển "tránh xa" dây công suất

2) Nếu tủ điện không có cấu tạo 2 lớp mà chỉ có 1 lớp thì nên tách các linh kiện điều khiển 1 bên, linh kiện công suất 1 bên (xem ảnh),
Như bên mình thường bố trí các linh kiện điều khiển bên trái, linh kiện công suất bên phải (xem ảnh),

3) Đi dây trong tủ điện cần đi các dây tín hiệu điều khiển 1 máng riêng, các dây công suất đi 1 máng riêng và 2 máng này phải xa nhau như vậy sẽ không làm tín hiệu nhiễu từ dây AC sang được các dây tin hiệu điêu khiển.
Với các tủ phức tạp nên in đầu cốt đánh dấu vào các dây để thuận tiện cho việc test tủ và bảo hành bảo trì sau này.



















Nguồn: sư tầm MachViet và nhiều nguồn khác. Cảm ơn tác giả

About Mr. Facebook

0 nhận xét:

Đăng nhận xét