Tự động hóa

Lập trình C: Lập trình C/C++ với Visual Studio Cod

 Ngôn ngữ lập trình C/C++ là một ngôn ngữ được được ưu ái. Nó vốn được nhiều IDE mạnh mẽ hỗ trợ. Tuy nhiên, nhiều anh em vẫn tìm cách lập trình C với Visual Studio Code. Ắt hẳn là do VSCode có sức hấp dẫn theo một cách rất riêng. Để cài đặt và code được C trên VSCode hơi cực một chút. Anh em cần nắm một số kiến thức nhất định về ngôn ngữ lập trình, trình biên dịch và cả kiến thức về VSCode nói chung nữa. 😂 Thôi không dông dài, bắt đầu nào.

Tổng quan

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn anh em config VSCode để lập trình C/C++ đơn giản nhất. Cách này có thể áp dụng cho cả Windows. MacOS và Linux. Nhìn chung thì có vài bước sau:

  • Cài đặt Visual Studio Code: Xem hướng dẫn tại đây.
  • Cài đặt trình biên dịch tương ứng với OS
    • Windows: MinGW
    • Linux: GCC
    • MacOS: GCC / clang
  • Thiết lập workspace
    • Nói cho sang mồm chứ thật ra là tải repo mình dựng sẵn trên Github về thôi. 😂
    • Anh em vào repo này: vscode-c-config và clone về máy nhé.
    • Cài đặt extension: C/C++ for Visual Studio Code và đọc hướng dẫn sử dụng nếu siêng.
  • Biên dịch và chạy thử helloworld.c
    • Rất đơn giản: Chỉ cần nhấn F5 để chạy
    • File thực thi nằm trong thư mục /bin


Bước 1: Cài đặt trình biên dịch

Không giống như lập trình web, chỉ việc mở file HTML bằng trình duyệt là ta có thể thấy thành quả. Đối với hầu hết các ngôn ngữ lập trình. Chúng ta phải tiến hành biên dịch hoặc thông dịch sang ngôn ngữ máy. Trình biên dịch đóng vai trò dịch mã nguồn, file code của chúng ta thành loại mã mà máy tính có thể hiểu và thực thi được. Ở đây mình hướng dẫn 3 cách cài trình biên dịch C++ tương ứng cho Linux, MacOS và Windows (cái này cực nhất để cuối 🤷‍♀️).

Đối với Linux: GCC GNU

Thường thì các distro Linux đã cài đặt sẵn trình biên dịch C/C++. Trong một số trường hợp, trình biên dịch không được cài sẵn, chúng ta cần cài đặt thông qua Package Manager của distro. Đây là cách cái gcc và g++ cho Debian/Ubuntu. Các distro khác cũng có các cài tương tự, anh em chịu khó Google nhé!

Nếu muốn cài đặt trọn bộ hỗ trợ cho lập trình trên Linux, anh em sử dụng lệnh dưới đây cũng được. Copy hết bỏ vào terminal rồi nhấn Enter, Yes, Y các kiểu cũng được.

Đối với MacOS: Clang

Cài đặt thông qua Xcode

Một trong những lý do khiến nhiều anh em lập trình viên thích và chọn MacOS là hệ điều hành chính là Xcode. IDE này hỗ trợ nhiều thứ lợi hại lắm, mới mua máy về, cài Xcode, chạy thêm vài lệnh, bùmmmm…. code thỏa mái. Xcode có một công cụ gọi là  xcode command line tool. Nghe cái tên là biết nó hỗ trợ thêm cho anh em vài tính năng trên command line rồi. Nó cũng bao gồm trình biên dịch C++. Để cài đặt, chỉ cần gõ 2 lệnh bên dưới, sau đó nhập mật khẩu, xác nhận các kiểu là xong. Chi tiết cài đặt xem ở đây.

Cài đặt thông qua Homebrew – Dành cho anh em thích nhẹ gọn

Có nhiều anh em xài mac đời cũ quá, hoặc dung lượng ổ cứng không cao nên không thể khô máu với Xcode. Mình khuyên anh em nên cài đặt thông qua Homebrew. Đây là một công cụ quản lý các gói tin (package manager). Nó cũng giống apt bên Ubuntu hoặc winget bên Windows. Anh em mở terminal và chạy lần lượt các lệnh sau:

Ở cả Linux và MacOS, nếu kết quả tương tự như thế này là thành công.

MinGW – dành cho Windows

Do Windows không hỗ trợ sẵn phần mềm quản lý gói tin, nên việc cài đặt trình biên dịch C trở nên hơi gian nan. Ở bước này chúng ta cần tải xuống bộ cài MinGW từ trang web, sau đó cài đặt một cách thủ công. Cuối cùng là phải chỉnh sửa biến môi trường để có thể gọi trình biên dịch C từ cửa sổ dòng lệnh (cmd). Để cài đặt trình biên dịch C/C++ MinGW, anh em tải bộ cài đặt ở link bên dưới và làm them bốn bức ảnh nhá.

Lưu ý thư mục cài đặt nên đặt là:
C:\MinGW

Trang chủ: MinGW-w64
Tải bộ cài: MinGW-W64-install.exe (Khuyên dùng)
Cũng là MinGW nhưng hơi khác: đây


Bước 2: Thiết lập biến môi trường (Enviroment Variables)

Đối với MacOS và Linux, sau khi cài đặt gcc thông qua package manager. Biến môi trường đã tự động thêm vào hệ thống, bạn có thể bỏ qua bước này. Đối với Windows, anh em cần đưa thư mục /bin của MinGW vào danh sách biến môi trường. Nếu cài đúng như bước trên, thư mục MinGW sẽ là:

C:\MinGW\mingw64\bin

Sau khi hoàn tất 4 bước trên, anh em nhấn hết các nút Ok, Yes các kiểu. Sau đó mở cmd và nhập lệnh gcc. Nếu kết quả như hình là thành công, nếu không mời thử lại hoặc comment bên dưới.


Bước 3: Thiết lập workspace

Phần này quan trọng, anh em đừng bỏ qua. Workspare là nơi chứa các project với các thiết lập tương ứng của VSCode. Khi lập trình bằng VSCode, anh em vẫn có thể mở file *.c hoặc *.cpp và edit. Nhưng sẽ không thể dùng các tính năng như gợi ý code, biên dịch, thực thi hoặc debug. Workspace đơn giản là mở folder mã nguồn bằng VSCode. Sau đó cần thiết lập các tính năng trên để có thể lập trình C. Nghe thì hơi cồng kềnh vì các IDE đã tự động làm việc đó cho chúng ta rồi, nhưng việc config để lập trình C bằng VSCode giúp anh em hiểu rõ về ngôn ngữ lập trình hơn. Mình đã tạo template project sẵn, anh em có thể tải về từ link dưới rồi tham khảo cách mình config.

Github: voxvanhieu/vscode-c-config

Tiếp theo, hãy mở thư mục vừa clone về bằng Visual Studio Code. Bước này quan trọng nhé! Anh em nên tìm hiểu sơ qua về cách làm việc với workspace trên VSCode ở đây. 👉 Workspace VSCode

Click chuột phải và chọn Open with Code

Xoay bánh, nếm kem và chạy thử

Biên dịch và chạy HelloWorld.c

Sau khi làm tất tần tật các bước trên, anh em cài đặt extension C/C++ for Visual Studio Code. Sau đó mở file HelloWorld.c và nhấn F5 để biên dịch và chạy chương trình. Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt extension VSCode.

Và đây là kết quả

Chạy debug cũng rất là ổn áp

Làm sao để include?

Các bạn mở file c_cpp_properties.json trong thư mục .vscode và thêm thư mục chứa các file bạn cần include. Dưới đây là ví dụ cho Windows. Các OS khác mình cũng viết sẵn trong file, các bạn có thể chỉnh sửa cho phù hợp.

Nếu configuration không hạp, anh em có thể xin vía để đổi configuration như sau:

Dùng g++ để biên dịch C++ thay cho gcc

Nếu bạn muốn biên dịch bằng trình biên dịch C++, hãy tìm đến file tasks.json trong thư mục .vscode và sửa gcc thành g++ là được.


Nguồn: hieuda-com . Cảm ơn tác giả

About Mr. Facebook

0 nhận xét:

Đăng nhận xét